[CEPH] [Lý thuyết] Điều ít để ý về phiên bản của CEPH

30/12/2020

Thói quen của mình (team mình) là khi tìm hiểu sản phẩm nào đó thường tìm hiểu về lịch sử phát triển và các phiên bản của sản phẩm đó. Mục tiêu để xem kỹ hơn ngoài việc cài cắm và tích hợp thì liệu sản phẩm đó có phù hợp với văn hóa của team mình hay không và phiên bản hiện tại nếu sử dụng thì dùng được trong bao lâu chẳng hạn.

1. Giới thiệu

Đối với giải pháp storage (Hiện tại là CEPH) cũng vậy, mình biết tới từ khóa CEPH (trước khi được Redhat mua lại – hồi năm 2014), trong thời gian biết đó dường như không thực hành quá nhiều, chỉ nghe các đồng nghiệp trình bày, giải thích các thuật ngữ, một số thì vẫn đúng đến bây giờ.

Và nhu cầu hiện tại cũng như trải nghiệm trong các dịch vụ tự xây dựng cho giải pháp public cloud & private cloud từ trước tới nay thì CEPH vẫn đang khá ưng ý với team mình, hiện team mình vẫn đang kiểm soát và vận hành cụm cluster (bản Luminous) này khá ưng ý. Team mình cũng có làm thực tế một số giải pháp SAN cứng, một số nền tảng SAN OpenSource khác nhưng chưa đủ trải nghiệm chính thức để so sánh, xin trao đổi ở một thời gian gần trong bài viết khác với các bạn.

Gần đây thì team mình tiếp tục sử dụng CEPH và có ý định cung cấp thêm một số dịch vụ khác về CEPH, nên mình lặp lại thói quen tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về lịch sử và chu kỳ phát hành các phiên bản của CEPH. Phần lịch sử của CEPH mình sẽ ghi chép ở bài viết khác, trong phạm vi bài viết này xin chia sẻ các thông tin về việc phát hành các phiên bản của CEPH.. Nếu bạn nào ham hố ngay thì đọc về lịch sử của CEPH ở link này.

2. Tóm lược về từ khóa CEPH

Từ khóa đầu tiên chắc hẳn là từ CEPH, từ này khiến mọi người khó hình dung việc liên quan tới lưu trữ và tra từ điển thì không ra cái gì cả :). Tuy nhiên, điểm cần ghi nhớ lại thì “CEPH là một nền tảng storage được xây dựng bằng phần mềm và triển khai trên các máy chủ phổ thông (thay vì phải mua thiết bị SAN chuyên dụng của các hãng thì mua máy chủ và triển khai CEPH lên).

Trên trang chủ hoặc wikipedia đều nói rằng CEPH là nền tảng để cung cấp hạ tầng lưu trữ, nó coi và nhìn data (dữ liệu) là các đối tượng (object) và quản lý dữ liệu này trên một hệ thống cluster (cụm gồm nhiều máy chủ hoạt động với 1 mục tiêu cụ thể) duy nhất, nó cung cấp đầy đủ các giao diện để người dùng, để ứng dụng có thể thao tác với data theo các dạng (đầy đủ nhất hiện nay) là object, block và file. Một số loại giải pháp lưu trữ cứng hoặc lưu trữ mềm chỉ cung cấp 1 hoặc 2 dạng (đa số là block hoặc là object hoặc là file).

Chốt lại là “CEPH được sinh ra với mục tiêu cung cấp hạ tầng lưu trữ hợp nhất (gồm đẩy đủ các kiểu lưu trữ), xử lý dữ liệu phân tán trên nhiều máy chủ, thiết kế hệ thống khi triển khai CEPH là không có điểm gây nghẽn (single point of failure), có khả năng mở rộng tới exabyte và miễn phí.

Trích wikipedia

Tới đây hẳn bạn vẫn lăn tăn với từ CEPH nhỉ! Để không gây tò mò thì mình xin cung cấp thông tin về tên các phiên bản của CEPH. Cụ thể như sau.

3. Tên các phiên bản của CEPH

Phiên bản mỗi lần phát hành của CEPH gồm 2 phần, phần tên và phần đánh số thứ tự.

Tên của các phiên bản CEPH bắt đầu bởi các chữ cái trong bảng chữ cái, tính tới thời điểm bài viết này (09.2019) thì phiên bản của CEPH có tên là Nautilus (như vậy trước đó sẽ là M – Mimic).

Tên các phiên bản của CEPH nếu tra thì sẽ ra tên của các loài bạch tuộc :D. Cho nên các logo đối với các phiên bản ta sẽ nhìn thấy hình con bạch tuộc đó.

Như vậy, từ CEPH sẽ là 04 chữ cái trong tiếng Hy Lạp là CEPHALOPOD – tức là động vật thân mềm hay động vật chân đầu (tham khảo)

4. Số thứ tự các phiên bản của CEPH

Như trong phần 3 chúng ta đã biết, bản hiện tại của CEPH có tên là Nautilus và có số thứ tự 14. Số 14 này chính là số thứ tự của chữ cái N trong bảng chữ cái.

Trong mỗi phiên bản của CEPH gồm 3 số và ngăn cách nhau bởi dấu chấm dạng X.Y.Z. Ví dụ mình đang làm việc với phiên bản Nautilus – 14.2.2. Trong đó:

  • X là số thứ tự của bản phát hành. Hiện nay là chữ cái N và số là 14.
  • Y gồm 3 giá trị là 0, 1 và 2, trong đó:
    • 0 thể hiện phiên bản đang trong quá trình phát triển, thường các dev đang làm việc với phiên bản này. Sẽ có dạng X.0.Z. Tiếng Anh gọi là DEVELOPMENT RELEASES
    • 1 thể hiện đó là phiên bản dạng “ứng cử viên” – phiên bản này sẽ được cung cấp để phục vụ mục tiêu triển khai thử nghiệm và đánh giá. Sẽ có dạng X.1.Z. Tiếng Anh gọi là RELEASE CANDIDATES.
    • 2 thể hiện đó là phiên bản ổn định (Stable), đã có thể dùng cho product (chạy cung cấp dịch vụ). Phiên bản này chỉ còn các dạng fix các bug sau khi triển khai do người dùng phản hồi hoặc hỗ trợ các vấn đề về bug bảo mật. Sẽ có dạng X.2.Z. Tiếng Anh gọi là STABLE RELEASES.

Lưu ý: Cách đánh số này chỉ được bắt đầu từ bản Infernalis trở đi và bắt đầu là số 9, tức là 9.Y.Z. Trước đó team phát triển CEPH dùng là 0.Y cho bản phát triển và 0.Y.Z cho các bản ổn định (stable).

Mỗi chu kỳ phát hành từng phiên bản sẽ có các khoảng thời gian cho các chu kỳ DEVELOPMENT , CANDIDATES và STABLE (Tham khảo) để đảm bảo việc phát triển và phát hành là hợp lý. Đơn vị tính sẽ là tuần.

Năm nào CEPH cũng được phát hành tùy vào tiến độ của các phiên bản trước đó và sẽ có bản stable cho tất cả các phiên bản. Trước bản Luminous các ổn định thường gắn dòng LTS (Long Time Support) nhưng kể từ sau đó team phát triển đã bỏ đi thay vào là từ stable. Bản stable của CEPH sẽ hỗ trợ trong 2 năm liên tiếp (nghĩa là sẽ hỗ trợ fixbug, cho phép upgrade. Ví dụ như Jewel sẽ được hỗ trợ tới 2018.

Dưới là liệt kê nhanh các phiên bản của CEPH.

Phiên bản CEPH tương lai -2020

Octopus – bản stable sẽ là 15.2.Z

Các phiên bản phổ biển trong 3 năm gần nhất tính tới 2019

  • Nautilus – March 2019 ( v14.2.0 Nautilus)
  • Mimic – May 2018
  • Luminous – October 2017
  • Kraken – October 2017 (Giới thiệu khái niệm blustore)
  • Jewel- April 2016

Các phiên bản trước đó

  • Infernalis Stable November 2015 – June 2016
  • Hammer LTS April 2015 – November 2016
  • Giant Stable October 2014 – April 2015
  • Firefly 0.80 (LTS) May 2014
  • Emperor 0.72 Release November 9, 2013
  • Dumpling 0.67 (LTS) 2013 August 14, 2005
  • Cuttlefish 0.61 version May 7, 2013
  • Bobtail 0.56 version (LTS) January 1, 2013
  • Argonaut 0.48 version (LTS) June 3, 2012

Hi vọng từ bài viết này, giúp các bạn tổng hợp thông tin tốt hơn về CEPH để cùng có trao đổi hoặc góp ý để đảm bảo tính đúng đắn về thông tin cùng Onet. Chân thành cám ơn!

Tham khảo

  1. https://docs.ceph.com/docs/master/releases/schedule/
  2. https://en.wikipedia.org/wiki/Ceph_(software)

Các chuỗi bài viết về CEPH

  1. [LAB] Hướng dẫn dựng môi trường LAB về CEPH Nautilus trên CentOS7
ONET IDC thành lập vào năm 2012, là công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Hosting, VPS, máy chủ vật lý, dịch vụ Firewall Anti DDoS, SSL… Với 10 năm xây dựng và phát triển, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, ONET IDC đã giúp hàng ngàn khách hàng tin tưởng lựa chọn, mang lại sự ổn định tuyệt đối cho website của khách hàng để thúc đẩy việc kinh doanh đạt được hiệu quả và thành công.
Bài viết liên quan

[linux_basic] Quản trị Users and Groups

Trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc user và group trong hệ điều hành...
30/12/2020

Hướng dẫn cài đặt nagios core 4.x trên Centos 7

Ở bài trước chúng ta đã cùng đi tìm hiểu nagios là gì và cách thức nó hoạt động. Vậy nó được...
28/12/2020

[FTP][Phần 2]Hướng dẫn cấu hình FTP Server trên CentOS-7 với VSFTPD

Tại phần 1, ta đã tìm hiểu tổng quan về giao thức FTP, cũng như cách hoạt động của nó. Bài...
30/12/2020
Bài Viết

Bài Viết Mới Cập Nhật

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RESIDENTIAL PROXY VÀ PROXY DATACENTER
17/02/2024

Mua Proxy v6 US Private chạy PRE, Face, Insta, Gmail
07/01/2024

Mua shadowsocks và hướng dẫn sữ dụng trên window
05/01/2024

Tại sao Proxy Socks lại được ưa chuộng hơn Proxy HTTP?
04/01/2024

Mua thuê proxy v4 nuôi zalo chất lượng cao, kinh nghiệm tránh quét tài khoản zalo
02/01/2024