Hướng dẫn cấu hình cảnh báo qua Gmail và Telegram trên Grafana

30/12/2020

Ở bài trước, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cài đặt TIG stack và một số thao tác cơ bản. Hôm nay Onet sẽ hướng dẫn các bạn cách cấu hình cảnh báo qua Gmail và Telegram.

Mục lục

  1. Chuẩn bị
  2. Cấu hình cảnh báo qua email
  3. Cấu hình cảnh báo qua Telegram

1. Chuẩn bị

Đầu tiên tôi tạo một Dashboard thể hiện theo dạng graph ví dụ cho bài viết này.

Ở đây tôi truy vấn mức độ phần trăm RAM đã sử dụng của host có tên jitsimeetwfh. Bạn có thể cùng lúc giám sát nhiều host cùng trên 1 đồ thị. Tôi sẽ thêm một host nữa tên là jitsi_host để theo dõi. Đặt query tương tự như trên.

2. Cấu hình cảnh báo qua email

Đẩu tiên ta SSH vào server TIG và sửa file /etc/grafana/grafana.ini

nano /etc/grafana/grafana.ini

Tìm và sửa các dòng sau:

[smtp]  enabled = true  host = smtp.gmail.com:587  user = <emailid>@gmail.com #Nhập email bạn dùng để gửi cảnh báo ở đây  password = XXXXXXXX #Nhập password email ở đây  ;cert_file =  ;key_file =  ;skip_verify = false  from_address = [email protected]  from_name = Grafana 

Khởi động lại dịch vụ

systemctl restart grafana-server

Đăng nhập vào email ở trên trong trình duyệt web của bạn. Sau đó vào link sau:  https://myaccount.google.com/lesssecureapps và click vào Bật.

Thêm channel cảnh báo Grafana.

  • Đặt tên channel tùy ý bạn.
  • Chọn type là Mail.
  • Tôi sẽ đặt đây là cảnh báo mặc định (dùng kênh này để cảnh báo vơi tất cả các dashboard tôi tạo).
  • Gửi cảnh báo kèm với ảnh.
  • Thêm email của người cần để gửi cảnh báo đến. (Các email cách nhau bởi dấu ;)

Sau đó Click vào Send test để gửi mail test. Nếu có thông báo đã gửi thì xem như bạn đã cấu hình xong. Nếu không gửi được, bạn vào link sau: https://accounts.google.com/b/0/DisplayUnlockCaptcha và click vào ô tiếp tục.

Sau đó click lại vào Send test.

Kết quả test email:

Bây giờ tôi sẽ cấu hình cảnh báo, nếu RAM sử dụng của 2 host trên vượt quá 50%. Sẽ có mail cảnh báo gửi đến mail ở trên.

Cấu hình cảnh báo như hình dưới

Sau đó tôi vào host jitsimeetwfh và dùng lệnh stress -m 1 --vm-bytes 4G để nâng mức sử dụng RAM ở host này lên 4Gb.

Sẽ có một email cảnh báo gửi đến email đã đặt ở trên. Kết quả như sau:

3. Cấu hình cảnh báo qua Telegram

Đầu tiên, tìm botfather trên telegram

Dùng lệnh /start để bắt đầu. Sau đó dùng lệnh /newbot để thêm một bot mới. Bot này có nhiệm vụ gửi cảnh báo cho chúng ta.

Sau đó đặt tên cho bot. Tiếp tục đặt username cho bot (username bạn đặt tùy ý, và chú ý phải có hậu tố _bot. Nếu bị trùng thì phải đặt lại.)

Sau đó chúng ta sẽ có được token của bot vừa được tạo. Token ở đây là 1203313564:AAHa7Sb5Yd0Ty5aOuS6criY-cHLW9BY0ym0

Vào trang https://api.telegram.org/bot(token)/getUpdates trên trình duyệt. Token bạn copy ở trên và dán vào. Cụ thể ở đây, tôi sẽ vào trang https://api.telegram.org/bot1203313564:AAHa7Sb5Yd0Ty5aOuS6criY-cHLW9BY0ym0/getUpdates

Bạn chat một câu tùy ý với bot trên Telegram và quay lại trang này để lấy Chat ID.

Bây giờ ta tạo một cảnh báo trên Grafana.

  • Đặt tên cảnh báo tùy ý
  • Phần Type chọn Telegram
  • Tôi đặt đây là cảnh báo mặc định
  • Gửi kèm ảnh khi cảnh báo
  • Phần quan trọng nhất: dán Token và Chat ID đã có vào phần Telegram API settings

Dùng lệnh stress như đã dùng ở trên trên host jitsimeetwfh để đẩy tải.

Khi mức độ sử dụng RAM trên host bị đẩy lên cao, bot sẽ gửi tin nhắn cảnh báo cho bạn.

Kết quả:

Kết quả

Như vậy Onet đã hướng dẫn bạn cấu hình cảnh báo trên Grafana qua Gmail và Telegram.

Chúc các bạn thành công!!

ONET IDC thành lập vào năm 2012, là công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Hosting, VPS, máy chủ vật lý, dịch vụ Firewall Anti DDoS, SSL… Với 10 năm xây dựng và phát triển, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, ONET IDC đã giúp hàng ngàn khách hàng tin tưởng lựa chọn, mang lại sự ổn định tuyệt đối cho website của khách hàng để thúc đẩy việc kinh doanh đạt được hiệu quả và thành công.
Bài viết liên quan

Hướng dẫn cài đặt LAMP stack trên Ubuntu 20.04 LTS

LAMP (viết tắt của Linux – Apache – Mysql database hoặc MariaDB – PHP.) là một hệ thống...
30/12/2020

OpenVAS Ubuntu Installation and Tutorial

OpenVAS is the open source version of Nessus, which emerged after Nessus became a closed source scanner. Nessus was among...
28/12/2020

Hướng dẫn cấu hình nginx với ssl làm reverse proxy cho graylog

Gray log là 1 công cụ mạnh mẽ để quản lý và phân tích các tệp nhật ký, ở các bài trước mình...
30/12/2020
Bài Viết

Bài Viết Mới Cập Nhật

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RESIDENTIAL PROXY VÀ PROXY DATACENTER
17/02/2024

Mua Proxy v6 US Private chạy PRE, Face, Insta, Gmail
07/01/2024

Mua shadowsocks và hướng dẫn sữ dụng trên window
05/01/2024

Tại sao Proxy Socks lại được ưa chuộng hơn Proxy HTTP?
04/01/2024

Mua thuê proxy v4 nuôi zalo chất lượng cao, kinh nghiệm tránh quét tài khoản zalo
02/01/2024