[Netbox] [Phần 5] Hướng dẫn khai báo IPAM trên Netbox

30/12/2020

IPAM là viết tắt của IP Address Management, được sử dụng để quản lý các vlan và địa chỉ IP. Từ đó ta sẽ biết được có bao nhiêu IP còn trống, những IP nào đã được sử dụng, những IP nào đã bị thu hồi. Từ đó ta có thể lập kế hoạch và phân bổ địa chỉ IP 1 cách chặt chẽ trong mạng máy tính. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để khai báo các mục của IPAM trong Netbox.

Bố cục IPAM sẽ có các mục như sau :

Vlans

Vlan Group

Phần này sử dụng để nhóm các vlan có chung mục đích sử dụng vào trong 1 group chung.

các vlan khác group thì có thể có các ID vè tên trùng nhau, còn chung nhóm thì không.

Ví dụ mình có 2 vlan là Vlan 634 và vlan 635 đều sử dụng cho cụm thực tập, nên mình sẽ tạo 1 group có tên là thực tập và tiến hành add vlan đó vào.

Để add Vlan Group, thực hiện như sau :

Kích vào dấu + để tạo 1 vlan group:

Sau đó ta sẽ điền như sau :

  • Site mình sẽ đặt vlan group này thuộc site đã tạo ở mục Organization là Onet-FPT
  • Name: Là tên của vlan group mình đặt là Thực tập
  • Slug: Thường thì mình để tự sinh ra hoặc bạn cũng có thể sửa theo ý muốn để nó hiển thị trên URL được đẹp.
  • Desscription: Mô tả thêm cho VLAN Group này .

Tương tự như vậy hãy tạo các Vlan Group theo hệ thống quản lý của bạn.

VLANs

Phần này sẽ tạo ra các vlan, những vlan nào có chung mục đích sử dụng có thể nhóm vào chung 1 nhóm gọi là Vlan Group. Mỗi Vlan được xác định bằng Tên và ID.

Mỗi Vlan có thể được gán cho Site hoặc/và Vlan Group và có các trạng thái hoạt động như : ActiveReservedDeprecated.

Như đã nói ở trên, các vlan có thể có cùng ID và Name nếu nó khác Vlan Group. Ở đây mình đã tạo các vlan để kiểm chứng :

Như hình trên ta thấy 2 vlan thuộc Group khác nhau đều có thể đặt cùng tên và ID nhưng 2 vlan trong cùng group là 634 và 635 thì không thể cùng tên và ID.

Vì Vlan mình sử dụng cho các device trước đó tạm thời chưa thuộc nhóm nào nên mình sẽ tạo 1 vlan và không thêm vào Vlan Group.

Kích vào + để tạo 1 vlan

Nhập vào các thông số để tạo :

  • IDName : Nhập vào id và tên Vlan được đặt và quy định trong mạng của bạn.
  • Status : Trạng thái hiện tại của vlan ( đang được sử dụng, đang chờ, …)
  • Site : Vlan này được đặt trên Site nào.
  • Group : VLan này mình không thêm vào nhóm vlan cụ thể nào.
  • Role mình tạm thời bỏ qua.
  • Description : miêu tả thêm cho vlan này.

Phần Tenancy bỏ qua vì mình không tạo đối tượng khách hàng ngay từ đầu

Phần Tags mình cũng không đặt, nếu muốn bạn có thể đánh tags cho mục này bằng cách nhập vào các tag. Ví dụ : vlan

VRF

Mỗi VRF về cơ bản là 1 bảng đinh tuyến riêng. VRF thường được sử dụng để ngăn cách các khách hàng và các tổ chức với nhau trong mạng.

Mỗi VRF được gán một tên duy nhất. Bất kỳ prefix hoặc địa chỉ IP nào không được gán cho VRF sẽ thuộc về global.

Phần này tạm thời mình bỏ qua.

Aggregates

RIRs (Regional Internet Registries)

RIR chịu trách nhiệm phân bổ không gian địa chỉ. Có năm RIR là ARIN, RIPE, APNIC, LACNIC và AFRINIC. Tuy nhiên, 1 số không gian địa chỉ được sử dụng nội bộ, được xác định trong RFC 1918 và 6598. Ngoài ra còn có các cơ quan đăng ký cấp thấp hơn phục vụ 1 khu vực địa lý cụ thể.

Mỗi Aggregate phải được gán cho 1 RIR.

Dưới đây là năm RIR:

Để tạo 1 RIRs, kích vào + để tạo :

Mình sẽ tạo 1 RIR của Việt Nam thì sẽ là trung tâm thông tin mạng khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APNIC):

  • Name : Nhập vào tên của RIR cho vùng Việt Nam là APNIC
  • Slug : mình để tự sinh
  • Tiếp theo có thể kích chọn private nếu sử dụng cho các địa chỉ là private
  • Description mô tả thêm cho cơ quan này (Phần này mình bỏ qua)

Sau đó chọn Create để tạo.

Aggregates

Sử dụng để xác định 1 dải địa chỉ lớn, xác định phân bổ cấp cao nhất.

Một số không gian địa chỉ riêng được sử dụng phổ biến chẳng hạn như:

  • 10.0.0.0/8 (RFC 1918)
  • 100.64.0.0/10 (RFC 6598)
  • 172.16.0.0/12 (RFC 1918)
  • 192.168.0.0/16 (RFC 1918)

Mỗi Prefix sẽ tự sắp xếp theo Aggregates của nó nếu tồn tại. Lưu ý rằng bạn chỉ nên tạo Aggregates cho các dải IP thực sự được phân bổ cho tổ chức của bạn, hoặc các dải được sử dụng riêng.

Mình sẽ tạo Agregates cho 1 dải IP private với địa chỉ lớn nhất là 10.0.0.0/8

  • Prefix : Nhập vào dải địa chỉ lớn nhất
  • Rir : Cơ quan đăng ký Internet (Phần này đã tạo trước đó, kích xuống dưới và chọn Cơ quan đăng ký)
  • Date added : Chọn ngày khởi tạo.
  • Description : Nhập vào mô tả cho phần này hoặc để trống.
  • Tags: Đánh tag cho phần này.

Sau đó chọn Create để tạo.

Tương tự đó, khi muốn tạo prefix ta sẽ tạo 1 Agregates là 1 địa chỉ phân bổ ở mức cao nhất của địa chỉ mà bạn định sử dụng.

Mình có tạo 2 agregates như sau :

Prefixes

Prefixes

Nhập vào địa chỉ mạng và subnet của dải địa chỉ để cấp cho các thiết bị

Prefix có các Status sau:

  • Container : Tóm tắt về prefix con
  • Active : Đang hoạt động
  • Reserved : Chỉ định sử dụng trong tương lai
  • Deprecated : Không còn sử dụng

Mình có 1 địa chỉ mạng là 68.183.224.0/20 thì sẽ khai báo như sau :

  • prefix : Nhập vào địa chỉ mạng và subnet mask
  • Status : là Active
  • VRFRole : Nếu có tạo VRF hoặc Role ở các bước trước thì có thể chọn. Phần này mình để trống
  • Description: Phần này mô tả thêm cho prefix này.

và tích chọn Is a pool – tức là tất cả địa chỉ IP của mạng này có thể sử dụng

tiếp đến là Site/VLAN Assignment :

Ta sẽ chọn Site và VLAN cho prefix. Bỏ qua phần VLAN group vì như đã nói ở trên, vlan này không thuộc vlan group nào.

Có thể đánh tags hoặc bỏ qua và kích Create để tạo.

IP addresses

Một địa chỉ IP bao gồm một địa chỉ máy chủ duy nhất (IPv4 hoặc IPv6) và mặt nạ mạng con của nó. Mặt nạ của nó phải khớp chính xác với cách địa chỉ IP được cấu hình trên một giao diện trong thế giới thực.

Giống như tiền tố, một địa chỉ IP có thể được gán tùy ý cho VRF (nếu không, nó sẽ xuất hiện trong bảng “toàn cầu (global)”). Địa chỉ IP được tổ chức tự động theo tiền tố gốc trong VRF tương ứng của chúng.

Cũng giống như tiền tố, mỗi địa chỉ IP có thể được gán một trạng thái và vai trò. Các trạng thái trong NetBox bao gồm các phần sau:

  • Active
  • Reserved
  • Deprecated
  • DHCP

Để tạo địa chỉ IP ta chú ý đến 2 trường sau :

Trường New IP sử dụng để tạo mới từng địa chỉ IP 1. Thường sử dụng để tạo các địa chỉ là Gateway hoặc tạo các địa chỉ Nat. Trường thứ 2 là Bulk Create sử dụng để tạo hàng loạt các địa chỉ ip.

Trước tiên mình sẽ tạo 1 địa chỉ là gateway của mạng này :

  • Address : Nhập vào địa chỉ là gateway (Bạn cũng có thể tạo địa chỉ IP ở đây)
  • Status là Active
  • Bỏ qua các phần là RoleVRFDNS Name
  • Description : Mô tả về địa chỉ IP này

Bỏ qua phần Tenantcy và NAT IP

  • Tags : Nhập vào tag cho địa chỉ IP, nếu không nhập có thể bỏ qua và chọn Create để tạo.

Tiếp đến ta sẽ tạo 1 loạt các địa chỉ IP để cấp cho các thiết bị :

Chuyển sang tab Bulk Create để tạo nhiều địa chỉ IP

  • Address pattern : Nhập vào để tạo nhiều địa chỉ IP trong khoảng từ [2-20] sẽ tạo ra các địa chỉ 68.183.224.2 -> 68.183.224.20.
  • Status : Active
  • Description để mô tả chi tiết cho IP này. Sau đó chọn Create để tạo cùng lúc nhiều địa chỉ IP.

Đối với các địa chỉ IP thì ta nên lưu ý rằng sử dụng đến địa chỉ nào thì ta sẽ khai báo địa chỉ đó. Không nên khai báo quá nhiều các địa chỉ IP với trạng thái Active mà chưa dùng đến vì như vậy sẽ làm khó khăn trong công tác quản lý thông tin địa chỉ IP.

ONET IDC thành lập vào năm 2012, là công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Hosting, VPS, máy chủ vật lý, dịch vụ Firewall Anti DDoS, SSL… Với 10 năm xây dựng và phát triển, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, ONET IDC đã giúp hàng ngàn khách hàng tin tưởng lựa chọn, mang lại sự ổn định tuyệt đối cho website của khách hàng để thúc đẩy việc kinh doanh đạt được hiệu quả và thành công.
Bài viết liên quan

Sử dụng Wireshark để phân tích gói tin trong hệ thống mạng

Ở bài trước, mình đã hướng dẫn cách sử dụng Wireshark cơ bản để capture các gói tin, lọc ra...
30/12/2020

Sao lưu và phục hồi dữ liệu trong MariaDB Server 10.4.x

Sao lưu và khôi phục dữ liệu là vấn đề rất quan trọng khi quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL),...
30/12/2020

Performance Testing [Phần 5] Hướng dẫn sử dụng Gatling Report

Một trong nhưng ưu điểm của Gatling khi đánh giá với các công cụ benchmark web khác là khả năng...
30/12/2020
Bài Viết

Bài Viết Mới Cập Nhật

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RESIDENTIAL PROXY VÀ PROXY DATACENTER
17/02/2024

Mua Proxy v6 US Private chạy PRE, Face, Insta, Gmail
07/01/2024

Mua shadowsocks và hướng dẫn sữ dụng trên window
05/01/2024

Tại sao Proxy Socks lại được ưa chuộng hơn Proxy HTTP?
04/01/2024

Mua thuê proxy v4 nuôi zalo chất lượng cao, kinh nghiệm tránh quét tài khoản zalo
02/01/2024