[Ubuntu] Hướng dẫn khôi phục tên network interface về dạng eth[x] trên Ubuntu 16.04 / 18.04

30/12/2020

Khi mới quản trị hệ thống, bạn sẽ nhận thấy tên interface mạng mặc định trên Ubuntu theo dạng ens[x]. Nếu bạn đã quá quen với cách sử dụng tên eth[x], thì hướng dẫn này sẽ giúp bạn khôi phục tên card mạng về dạng eth[x] quen thuộc.

Xem tên network interface hiện tại

Sử dụng lệnh #ip a để xem tên card mạng hiện tại

Bạn có thể thấy hệ thống của tôi có tên card mạng là ens33.

Lưu ý: Đây chỉ là trường hợp trên môi trường Vmware, nó có thể khác nhau tùy thuộc vào phần cứng nhưng các bước khôi phục tên eth[x] là giống nhau.

Từ lệnh dmesg, bạn có thể thấy rằng thiết bị đã được đổi tên trong quá trình khởi động hệ thống.

Tắt đặt tên thiết bị giao diện nhất quán (Consistent Interface Device Naming)

Để lấy lại eth[x], ta chỉnh sửa file /etc/default/grub.

# nano /etc/default/grub

Tìm đến dòng “GRUB_CMDLINE_LINUX” và sửa đổi từ

GRUB_CMDLINE_LINUX=""

thành

GRUB_CMDLINE_LINUX="net.ifnames=0 biosdevname=0"

Tạo một file cấu hình grub mới bằng lệnh sau.

# grub-mkconfig -o /boot/grub/grub.cfg

Update cấu hình network interface

Đối với Ubuntu 16.04 hoặc cũ hơn

Sửa lại tên card mạng trong file /etc/network/interfaces

DHCP

Nếu máy của bạn đang được cấu hình DHCP thì:

# nano /etc/network/interfaces

Thay đổi từ

auto ens33 iface ens33 inet dhcp

thành

auto eth0 iface eth0 inet dhcp

Cấu hình tĩnh (static)

Nếu máy của bạn dùng cấu hình IP tĩnh thì:

# nano /etc/network/interfaces

Thay đổi từ

auto ens33 iface ens33 inet static            address 192.168.0.10            netmask 255.255.255.0            dns-nameservers 192.168.0.1            gateway 192.168.0.1

thành

auto eth0 iface eth0 inet static            address 192.168.0.10            netmask 255.255.255.0            dns-nameservers 192.168.0.1            gateway 192.168.0.1

sau đó khởi động lại hệ thống

# reboot

Đối với Ubuntu 18.04 hoặc mới hơn

DHCP

Nếu máy của bạn đang được cấu hình DHCP thì:

Chỉnh sửa file /etc/netplan/50-cloud-init.yaml

# nano /etc/netplan/50-cloud-init.yaml

thay đổi từ

network:      ethernets:         ens33:             dhcp4: true             dhcp6: true     version: 2

thành

network:      ethernets:         eth0:             dhcp4: true             dhcp6: true     version: 2

Static

Nếu máy của bạn dùng cấu hình IP tĩnh thì:

Chỉnh sửa file /etc/netplan/50-cloud-init.yaml

# nano /etc/netplan/50-cloud-init.yaml

Thay đổi từ

network:      ethernets:         ens33:             addresses:             - 192.168.10.102/24             gateway4: 192.168.10.2             nameservers:                 addresses:                 - 8.8.8.8     version: 2

thành

network:      ethernets:         eth0:             addresses:             - 192.168.10.102/24             gateway4: 192.168.10.2             nameservers:                 addresses:                 - 8.8.8.8     version: 2

Sau đó khởi động lại hệ thống

# reboot

Xác nhận tên card mạng đã thay đổi

Sau khi khởi động lại hệ thống, kiểm tra xem tên card mạng đã đổi lại thành dạng eth[x] chưa.

# ip a

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn khôi phục tên card mạng trên Ubuntu về dạng eth[x].

Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng nhận được sự góp ý của mọi người.

Xem thêm: Hướng dẫn đổi tên Network interface trong CentOS 7

ONET IDC thành lập vào năm 2012, là công ty chuyên nghiệp tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Hosting, VPS, máy chủ vật lý, dịch vụ Firewall Anti DDoS, SSL… Với 10 năm xây dựng và phát triển, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, ONET IDC đã giúp hàng ngàn khách hàng tin tưởng lựa chọn, mang lại sự ổn định tuyệt đối cho website của khách hàng để thúc đẩy việc kinh doanh đạt được hiệu quả và thành công.
Bài viết liên quan

[DirectAdmin] Các loại tài khoản và các gói trong Direct Admin (phần 2)

Để vận hành được Direct Admin, ta cần phải có kiến thức về các loại tài khoản và các gói trong...
30/12/2020

Enable Firewall and Disable Firewall on CentOS7

How to Enable the Firewall and How to Disable the Firewall on CentOS 7.5 Firewalld is the default firewall program on CentOS...
28/12/2020

Performance Testing [Phần 4] Hướng dẫn sử dụng Gatling Test

Tổng quan Tại bài trước, mình đã hướng dẫn các bạn quay một kịch bản gatling script đơn giản....
30/12/2020
Bài Viết

Bài Viết Mới Cập Nhật

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RESIDENTIAL PROXY VÀ PROXY DATACENTER
17/02/2024

Mua Proxy v6 US Private chạy PRE, Face, Insta, Gmail
07/01/2024

Mua shadowsocks và hướng dẫn sữ dụng trên window
05/01/2024

Tại sao Proxy Socks lại được ưa chuộng hơn Proxy HTTP?
04/01/2024

Mua thuê proxy v4 nuôi zalo chất lượng cao, kinh nghiệm tránh quét tài khoản zalo
02/01/2024